Bên cạnh các đơn thuốc Tây y, nhiều người cũng quan tâm gan nhiễm mỡ uống nước lá gì để điều trị bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ công dụng và cách sử dụng từng loại lá, ưu nhược điểm cũng như tiêu chí chọn nước lá.
Nội dung chính
Gan nhiễm mỡ uống lá gì cho hết?
Gan nhiễm mỡ uống lá gì? Gan nhiễm mỡ được khuyến khích sử dụng những loại nước lá như diệp hạ châu, lá sen khô, cây nhân trần, cây vọng cách, cà gai leo, cây lô hội, lá chè, lá vối, lá cây mật gấu. Đây là những phương thuốc có trong tự nhiên, người bệnh rất dễ tìm và dễ chế biến.
Diệp hạ châu
Đứng đầu danh sách gan nhiễm mỡ uống là gì là diệp hạ châu hay còn gọi cây chó đẻ, loại cây chứa những đặc tính chữa bệnh gan nhiễm mỡ. Cụ thể:
– Đông y nêu, loại cây này có vị đắng và tính mát nên có tác dụng giải độc gan, kích thích và làm mát gan.
– Tây y phân tích trong diệp hạ châu chứa một số hợp chất như Flavonoid, Alkaloid, Phyllanthin, Hypophyllanthin, Nirathin, Tamin, axit hữu cơ,… có công dụng thanh lọc giải độc, bảo vệ gan nên hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, xơ gan tốt.
Cách sử dụng cây diệp hạ châu để giảm gan nhiễm mỡ tương đối đa dạng, bạn có thể sắc nước uống hoặc kết hợp với thảo dược khác, cho ra thức uống vừa ngon miệng vừa lợi cho sức khỏe. Chế biến như sau:
– Không kết hợp thảo dược: Thu hoạch diệp hạ châu, mang phơi rồi sao khô trước khi hãm cùng nước sôi. Dùng xen kẽ nước lá cây chó đẻ với nước lọc hàng ngày, không nên uống chỉ nước lá.
– Kết hợp với thảo dược: Cây chó đẻ có thể kết hợp với một số loại như nhân trần và vọng cách, đun sôi để nguội bớt rồi sử dụng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây diệp hạ châu:
– Cơ thể có tính hàn không sử dụng diệp hạ châu để hạ nhiệt.
– Người không mắc bệnh về gan, mật, không nên sử dụng loại nước lá này.
– Thời gian sử dụng nước lá cây chó đẻ chỉ nên kéo dài 1 tuần.
Người bệnh nên tham vấn bác sĩ Đông y về việc sử dụng nước diệp hạ châu điều trị gan nhiễm mỡ, đảm bảo kết quả nhận lại là tốt nhất. Đồng thời, phòng tránh những rủi ro không đáng có.
Lá sen khô
Lá sen khô không phải nguyên liệu quá khó tìm, đặc biệt dễ thu hoạch vào mùa hè, cây phát triển nhanh và có chất lượng tốt. Với công dụng chữa gan nhiễm mỡ:
– Đông y chỉ ra lá sen có tính bình, vị đắng, hơi chát nên có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi thấp, tán ứ, cầm máu và an thần.
– Tây y phân tích cụ thể trong lá sen chứa 0,2 – 0,3 tanin, 0,77 – 0,84% alcaloid, flavonoid, các acid citric, tartaric, succinic, quercetin, isoquercitrin, nelumbo sid. Những thành phần này có khả năng chống sự tích tụ mỡ trong gan, thanh lọc và bảo vệ gan hiệu quả.
Hiện nay có nhiều cách uống nước lá sen chữa gan nhiễm mỡ, bạn có thể tham khảo hai phương pháp dễ làm sau:
– Nấu hoặc hãm 10 gram lá sen khô với 500ml nước, sử dụng trong ngày.
– Nấu hoặc hãm 50 gram lá sen khô, 50 gram lá trà xanh tươi với 1 lít nước, sử dụng trong ngày.
Chống sử dụng lá sen khô điều trị gan nhiễm mỡ với những đối tượng:
– Người mắc gan nhiễm mỡ độ 2 trở lên.
– Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
– Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú.
– Người thể hàn.
– Người dị ứng với thành phần có trong lá sen.
Có thể thấy, lá sen chỉ hỗ trợ điều trị giai đoạn 1 gan nhiễm mỡ nên những người bệnh diễn tiến độ 2, độ 3 thì cần được thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, sử dụng kết hợp thuốc Tây y để bảo vệ sức khỏe.
Cây nhân trần
Tiếp tục là một gợi ý gan nhiễm mỡ uống lá gì? Cây nhân trần hay cây bồ chè, chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần cao có công dụng đặc biệt trong điều trị gan nhiễm mỡ. Lý giải như sau:
– Đông y nêu nhân trần là dược liệu có tính hàn, vị đắng, can đởm, quy kinh tỳ, công dụng chính lợi thấp, thanh nhiệt, chỉ đống, thoái hoàng, lợi tiểu và thoát mồ hôi.
– Tây y cho biết cây nhân trần chứa saponin triterpenoid, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, 0,7 – 1% tinh dầu màu vàng nhạt, fenchone, piperitenone, oxyd và sesquiterpene oxyd. Không chỉ hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ mà còn chữa bệnh viêm gan cấp, viêm gan túi mật, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, hạ lipid máu, hạ huyết áp,…
Cách làm nước cây nhân trần rất đơn giản, người bệnh cần chuẩn bị 3 gram nhân trần khô rửa sạch, đem hãm hoặc nấu với nước, sử dụng trong ngày. Hoặc kết hợp thêm bán biên liên, bông mã đề, tán mịn, trộn đều rồi hòa tan trong nước sôi.
Một số lưu ý sử dụng cây nhân trần trong chữa trị gan nhiễm mỡ:
– Không kết hợp nhân trần với cam thảo, dễ xuất hiện tác dụng phụ.
– Phụ nữ mang thai, cho con bú không nên sử dụng nhân trần vì có thể làm mất sữa, kém sữa.
– Không uống nhân trần mỗi ngày, dễ khiến cơ thể đào thải nước và chất dinh dưỡng quá mức.
Để sử dụng tốt cây nhân trần, người bệnh cần được thăm khám và nhận tư vấn sử dụng từ bác sĩ Đông y, người có chuyên môn trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Cây vọng cách
Tại Việt Nam, cây vọng cách không phải dược liệu quý hiếm, có thể bắt gặp ở nhiều nơi nên rất dễ tìm. Công dụng trong chữa trị gan nhiễm mỡ như sau:
– Đông y quan niệm vọng cách có vị đắng nhẹ, tính mát, quy kinh đến tâm, can, tỳ. Vậy nên, lá vọng cách được dùng để phòng và chữa bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, hạ huyết áp, thanh nhiệt, thông tiểu, trị nhức mỏi và điều hòa kinh nguyệt.
– Tây y tuy chưa có nhiều nghiên cứu về cây vọng cách, nhưng đã chỉ ra hai thành phần chính trong vọng cách là premnin và ganiarin hỗ trợ điều trị bệnh lý về gan.
Sử dụng một nắm lá vọng cách đã phơi và sao khô, đun cùng với nước đến khi sôi hoặc hãm trực tiếp với nước sôi. Sử dụng nước đã pha chế trong ngày, kèm theo nước lọc
Lưu ý sử dụng:
– Không uống nước lá vọng cách thường xuyên, có thể làm tăng huyết áp, gây cường thần kinh giao cảm.
– Y học cổ truyền cho rằng dùng thường xuyên lá vọng cách làm mất cân bằng âm dương, rối loạn chức năng tạng phủ.
Người bệnh gan nhiễm mỡ không nên sử dụng lá vọng cách trong thời gian dài, liều lượng cao nếu không được chỉ định từ bác sĩ. Cần thực hiện thăm khám, tránh gây ra tác dụng phụ, đem lại kết quả không mong muốn.
Cà gai leo
Cà gai leo chủ yếu sinh sống tại các vùng ven biển Việt Nam, được sử dụng trong điều trị viêm gan B, phong thấp, dị ứng, vàng da, sâu răng, gan nhiễm mỡ mà không gây hại đến sức khỏe. Lý giải theo hai trường phái y học:
– Đông y nêu cà gai leo có tính ấm, vị the, độc tính nhẹ giúp làm tán phong, giảm đau, kháng viêm tiêu độc, tăng cường chức năng thải độc, giảm tích tụ mỡ trong gan, ức chế phản ứng sưng viêm gan khi bị gan nhiễm mỡ.
– Tây y cũng có những công trình nghiên cứu về cà gai leo, ở rễ và dây chứa alcaloid, tinh bột và flavonoid. Hỗ trợ đưa chỉ số mỡ trong gan trở lại bình thường, cải thiện rối loạn tiêu hóa, tình trạng mệt mỏi và vàng da do gan nhiễm mỡ.
Một số bài thuốc từ cà gai leo như:
– Dùng 100 gram cà gai leo khô, đun cùng nước trong 5 – 10 phút có thể sử dụng được ngay sau khi nguội bớt. Tuy nhiên cần uống lâu dài để thấy tác dụng, thường 6 – 12 tháng.
– Kết hợp cà gai leo với giảo cổ lam, giúp tiêu hủy lượng mỡ thừa và hỗ trợ phục hồi chức năng gan hiệu quả.
Phụ nữ mang thai, người suy thận, mắc các bệnh nghiêm trọng không tự ý sử dụng cà gai leo để chữa bệnh. Chọn sản phẩm cà gai leo có nguồn gốc rõ ràng, không xuất hiện ẩm mốc hay dấu hiệu hư hỏng, tránh tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể.
Cây lô hội
Lô hội hay nha đam quen thuộc với công dụng làm đẹp, cùng với đó là công dụng điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả:
– Theo Đông y, nha đam có vị đắng và tính mát, có khả năng quy kinh vào can vị, đại đường. Thường được sử dụng để thanh nhiệt, thông tiện, điều trị tình trạng can có thực nhiệt, đại tiện bí, tiểu nhi cam tích phong kinh phong.
– Theo Tây y, nha đam có công dụng kháng khuẩn, làm dịu các vết thương nhanh chóng, làm chậm quá trình oxi hóa, tăng giải độc và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Mỗi ngày, dùng 100 gram lá lô hội, đem rửa sạch ép lấy nước cốt, pha cùng 200ml nước lọc và 2 thìa mật ong rồi uống. Người bệnh nên sử dụng đều đặn 1 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
Chống sử dụng nước nha đam chữa gan nhiễm mỡ với người dễ bị dị ứng, suy thận, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người tiểu đường, người bệnh tim, người bệnh trĩ, người cao tuổi, bệnh nhân vừa phẫu thuật, viêm gan, có vấn đề về đường tiêu hóa.
Lá chè
Lá chè thường được sử dụng làm nước uống hàng ngày, như một phương thức giải khát lành mạnh. Bên cạnh công dụng đó, sử dụng lá chè đúng cách còn hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giảm béo, ngăn ngừa ung thư, đầy lùi lão hóa. Cách giải thích chi tiết như sau:
– Đông y cho rằng lá chè có vị đắng, chát, tính mát, quy kinh vào can, tâm nên lợi tiểu, định thần, thanh nhiệt, giải khát, tiêu cơm và làm mát cơ thể. Chủ trị với người tâm trí rối loạn, người nóng, tả lỵ, mụn nhọt, chóng mặt và ăn không tiêu.
– Tây y nêu lá chè chứa các chất catechin, vitamin và khoáng chất có lợi, giúp bảo vệ gan, giảm chất béo trung tính tích trữ trong gan và ổn định chỉ số men gan.
Dùng khoảng 30 gram lá chè tươi, đun hoặc hãm với nước rồi uống trong ngày. Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày, tuy nhiên cần tránh những giờ chuẩn bị đi ngủ, khi đói vì có thể các chất trong chè gây mất ngủ, chóng mặt, cồn cào, hoa mắt.
Ngoài ra, người bị thiếu máu, phụ nữ mang thai hoặc người mất ngủ kinh niên không nên sử dụng lá chè để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Hãy xin sự tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền hoặc y học hiện đại.
Rau cần nước
Tại vị trí thứ tám trong danh sách gan nhiễm mỡ uống lá gì là rau cần nước, hay còn gọi cần ta. Loại cây này có khả năng giảm cholesterol, điều trị bệnh gan nhiễm mỡ cũng như các triệu chứng kèm theo hiệu quả. Bao gồm:
– Theo Đông y, rau cần nước có tính mát, vị ngọt, hơi cay nên có công dụng bình can thành nhiệt, lương huyết, trừ phong lợi thấp, lợi đại tiểu tràng, lợi tiểu tiêu thũng, giảm đau và cầm máu, điều trị viêm gan mạn tính hiệu quả.
– Theo Tây y, rau cần nước chứa tinh dầu, acid hữu cơ, caroten, vitamin P, C, đạm, đường, canxi, photpho, sắt, giúp giảm ho, chống viêm, long đờm, kháng nấm, hạ huyết áp, giảm đường và mỡ máu.
Sử dụng 200 gram rau cần nước tươi, rửa sạch, vò nát rồi đem ép lấy nước. Kết hợp thêm khoảng 1 – 2 thìa mật ong, chia đều uống 2 lần trong ngày. Khuyến khích sử dụng trong nhiều ngày để nhận kết quả tốt.
Lá vối
Bị gan nhiễm mỡ uống lá gì? Lá vối chữa bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Công dụng lá vối được giải thích như sau:
– Đông y chỉ ra lá vối có vị đắng, hơi chát, độc tốt nhẹ, quy kinh vào kinh phế, can và bàng quang. Tác dụng nổi bật là thanh nhiệt, sát trùng, điều hòa gan, phổi và bàng quang, làm giảm mỡ máu.
– Tây y bóc tách lá vối chứa tamin, khoáng chất, vitamin và 4% tinh dầu nên có thể hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ đảo ngược các tế bào ung thư.
Chế biến lá vối giống lá chè, dùng tươi hoặc khô đều được. Lấy 6 – 7 lá vối rửa sạch, đem hãm trong bình nước khoảng 5 phút thì có thể sử dụng được ngay, uống đều đặn mỗi ngày giảm gánh nặng cho gan.
Lưu ý không dùng nước vối khi đói, khiến mệt mỏi và choáng vàng. Không dùng nước lá vối thay nước lọc hàng ngày, chỉ nên dùng khoảng một ấm hoặc một ly nước là đủ phát huy tác dụng.
Lá cây mật gấu
Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng, tính mát, quy kinh vào phế, vị, can, thận, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, tăng cường sức khỏe. Loại dược liệu này còn được sử dụng rộng rãi và lâu đời tại Ấn Độ, Congo, Nam Phi và Tây Phi.
Theo Tây y, cây mật gấu chứa những thành phần chính như xanthone, vitamin B1, vitamin B2, vitamin A, vitamin E, vitamin C, terpene, steroid, tannin, flavonoid, acid phenolic và các loại vi khoáng có khả năng bảo vệ gan, giảm tổn thương và ổn định màng tế bào và tái tạo mô.
Sử dụng 5 – 10 lá mật gấu tươi rửa sạch, vò nát và hãm với 1 lít nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn trong 2 tuần để giảm lượng mỡ trong gan, người bệnh cần kiên trì để thấy kết quả mong muốn.
Thời gan sử dụng lá mật gấu tối đa là 2 tuần, sau đó người bệnh nên ngừng 2 – 4 tuần rồi mới tiếp tục uống lại, tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ưu nhược điểm chữa gan nhiễm mỡ bằng nước lá nam
Sau khi đã giải đáp gan nhiễm mỡ uống nước lá gì hiệu quả, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trong nội dung tiếp theo sẽ chia sẻ về một số ưu nhược điểm của việc chữa trị gan nhiễm mỡ bằng các loại lá nam.
Ưu điểm
Những loại lá sử dụng điều trị gan nhiễm mỡ đều là dược liệu tự nhiên, không chứa hợp chất hóa học độc hại nên giảm nguy cơ về tác dụng phụ, đảm bảo tính an toàn trong quá trình điều trị.
\
Chi phí sử dụng nước lá so với thuốc Tây luôn phải chăng hơn, vì đặc điểm dễ tìm và có sẵn trong tự nhiên. Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nhẹ nên sử dụng nước lá nam, vừa giảm gánh nặng tài chính vừa cải thiện tình trạng bệnh bằng phương pháp nhẹ nhàng.
Thành phần có trong dược liệu không chỉ cải thiện gan nhiễm mỡ, mà còn tác dụng đều đến các cơ quan khác trên cơ thể. Hỗ trợ cải thiện tình trạng tổng thể như tăng cường miễn dịch, hoạt động của hệ tiêu hóa.
Nhược điểm
Hạn chế của việc điều trị gan nhiễm mỡ bằng nước lá là tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng để cải thiện tình trạng gan và sức khỏe tổng thể. Nguy cơ bên cạnh, kết quả không đảm bảo do cơ địa và thể trạng mỗi người có sự khác nhau.
Nước lá không phù hợp để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ nặng, từ giai đoạn 2 các dược liệu Đông y gần như không cho kết quả rõ ràng. Người bệnh khi này cần sự can thiệp chuyên sâu hơn của Tây y, như phẫu thuật cấy ghép.
Tiêu chí chọn nước lá trị gan nhiễm mỡ
Chọn nước lá trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả cần dựa vào hai yếu tố, bao gồm nguồn gốc rõ ràng, dược liệu đã được chứng minh về công dụng. Mỗi loại lá sở hữu tính chất khác nhau, có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng có thể gây hại cho gan, vậy nên cần tìm hiểu về cơ chế hoạt động.
Hiện nay có nhiều đơn vị trồng, sản xuất dược liệu cung cấp ra thị trường, một mặt thuận tiện cho người bệnh, một mặt đặt ra vấn đề về nguồn gốc hay phương thức canh tác. Nếu đang có nhu cầu sử dụng thuốc lá nam, hoặc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần cẩn thận lựa chọn, tránh đe dọa đến sức khỏe lá gan.
Hệ thống Y tế Medic vừa chia sẻ danh sách gan nhiễm mỡ uống lá gì, hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã giúp người bệnh có thêm những lựa chọn chữa bệnh nhẹ nhàng, giảm gánh nặng đến gan.