Nội dung chính
I. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là kỹ thuật phổ biến và giúp mẹ bầu theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình mang thai. Việc siêu âm này là vô cùng cần thiết để mẹ bầu có thể biết được thai nhi có đang phát triển bình thường hay không và thiếu những dưỡng chất gì trong quá trình mang thai.
Phương pháp này sử dụng các sóng âm (có tần số cao, tai người không thể nghe được) để tạo ra hình ảnh của em bé ở trong tử cung; nhờ đó các bác sĩ dễ dàng theo dõi sự phát triển của thai vừa kịp thời phát hiện các bất thường, dị tật bẩm sinh (nếu có).
Hiện nay, ở các bệnh viện và phòng khám thường có hai phương pháp siêu âm phổ biến.
- Phương pháp thứ nhất: siêu âm trên bụng. Phương pháp này sử dụng rộng rãi và chiếm phần lớn ở các bệnh viện và phòng khám thai. Siêu âm bụng sử dụng đầu dò siêu âm để di chuyển trên bụng của thai phụ. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sử dụng chất gel để bôi lên bụng của thai phụ để đầu máy có thể di chuyển dễ dàng và hình ảnh siêu âm được rõ ràng và sắc nét. Phương pháp rất an toàn và dễ thực hiện nên được nhiều thai phụ lựa chọn sử dụng.
- Phương pháp thứ 2: siêu âm qua âm đạo. So với phương pháp trên thì đây là phương pháp ít phổ biến do có nhiều điểm bất lợi trong quá trình thực hiện và ảnh hưởng nhiều đến thai phụ. Thao tác của phương pháp này khá phức tạp, và gây khó chịu cho thai phụ thậm chí là gây ra tác dụng phụ. Với siêu âm qua âm đạo, đầu dò được đặt vào trong âm đạo của mẹ bầu. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và những trường hợp đặc biệt cần thực hiện để chẩn đoán.
II. Lợi ích của siêu âm thai
Siêu âm thai mang lại rất nhiều lợi ích cho thai phụ trong thai kỳ. Vì vậy, khi mang thai, bác sĩ luôn khuyên các thai phụ nên đến các cơ sở y tế để tiến hành siêu âm và chẩn đoán. Nhờ vào những lần kiểm tra này, bác sĩ có thể phát hiện những điểm bất thường và thai nhi có phát triển bình thường hay không. Do đó, siêu âm thai mang lại nhiều lợi ích cho thai phụ và thai nhi
Thứ nhất, siêu âm thai giúp bác sĩ chẩn đoán được là thai phụ đang mang thai hay chưa, thai đã vào tử cung hay chưa? Đây là những mốc quan trọng để xác định những điểm bất thường và chẩn đoán rằng thai phụ đã mang thai hay chưa
Thứ hai, phương pháp này để xác định tuổi thai, số lượng thai nhi trong tử cung, lượng nước ối, Qua đó có thể dự đoán ngày sinh, các dấu mốc quan trọng trong suốt quá trình mang thai.
Thứ ba, siêu âm thai giúp đánh giá quá trình tăng trưởng của thai và xác định thai nhi có bị dị tật bẩm sinh hay không. Thai phụ có thể theo dõi được chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của thai nhi.
Thứ tư, thai phụ có thể phát hiện ra những điểm bất thường như ra máu. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra hiện tượng và đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả.
Thứ năm, siêu ấm giúp xác định vị trí thai nhi khi sinh, ngôi thai thuận hay ngược để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp sinh phù hợp, hạn chế tình trạng xấu xảy ra.
Nhờ những lợi ích của siêu âm đã giúp các thai phụ và thai nhi phát triển an toàn trong điều kiện có thể kiểm soát được và có thể điều trị khi xảy ra những tình huống xấu.
II. 3 mốc siêu âm quan trọng
Trong quá trình mang thai, thai phụ luôn được bác sĩ khuyến cáo nên đi khám thai định kỳ và theo dõi chế độ ăn, sinh hoạt phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và thai nhi. Vì vậy, bác sĩ đã khuyến cáo là có 3 mốc siêu âm quan trọng mà thai phụ cần thực hiện:
- Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
- Từ 18 tuần đến 22 tuần
- Từ 30 tuần đến 32 tuần
Từ 11 tuần đến 13 tuần 6 tháng
Với mỗi một mốc thời gian quan trọng, bác sĩ sẽ xác định được những đặc điểm cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Đối với khoảng thời gian từ 11 tuần đến 13 tuần 6 tháng là thời gian siêu âm giúp tầm soát dị tật thai nhi. Đây là mốc quan trọng đầu tiên để biết được thai nhi có dị tật gì hay không
- Siêu âm sàng lọc nhiễm sắc thể có điểm gì bất thường hay không
- Xác định tuổi thai và dự kiến sinh theo chiều dài đầu mông (là thời điểm đánh giá theo siêu âm chính xác nhất)
- Sàng lọc nguy cơ nhiễm sắc thể bất thường
- Xác định số lượng thai và số lượng bánh nhau, số lượng buồng ối nếu thai của bạn là đa thai.
- Quan sát sớm các cấu trúc giải phẫu của thai như tay, chân, thành bụng, tim, hộp sọ, bánh rau… để phát hiện các bất thường lớn của thai
- Đánh giá độ mờ da gáy theo tiêu chuẩn FMF để có thể phát hiện sớm dị tật ống thần kinh.
- Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.
Từ 18 tuần đến 22 tuần
Đây là khoảng thời gian phát hiện những điểm bất thường của cấu trúc thai. 18 tuần để đánh giá chi tiết cấu trúc thai và 22 tuần là thời điểm đánh giá tốt nhất
- Giúp quan sát gương mặt của thai nhi; nhờ vậy xác định nhanh chóng bé có bị dị tật gì ở mặt không, chẳng hạn như hở hàm ếch, sứt môi,…
- Quan sát hình thái, cấu trúc của hộp sọ; đồng thời kiểm tra xem tứ chi có đầy đủ hay không, có bị thừa hoặc thiếu ngón chân, ngón tay nào không,…
- Bác sĩ sẽ quan sát một số cơ quan, bộ phận quan trọng của thai nhi như tim thai, hệ thống động tĩnh mạch, thành bụng, dạ dày, hệ xương, thận,…
- Siêu âm thai nhi ở tuần thứ 18 – 22 giúp đánh giá tình trạng dây rốn, bánh nhau, nước ối.
Từ 30 tuần đến 32 tuần
Giai đoạn này giúp bác sĩ đánh giá thai nhi có tăng triển và phát triển bình thường hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chẩn đoán thời gian sinh cho thai để gia đình và thai phụ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của em bé cũng như cảnh báo những trường hợp nguy hiểm xảy ra trong quá trình sinh.
- Siêu âm khi thai đạt 30 – 32 tuần tuổi giúp đánh giá khả năng tuần hoàn của con.
- Phát hiện kịp thời những dị tật thai nhi xuất hiện trong giai đoạn muộn, có thể kể đến như dị tật ở não, tim.
- Quan sát ngôi thai, kiểm tra xem thai nhi có gặp phải hiện tượng dây rốn quấn cổ hay không.
Trên đây là 3 mốc siêu âm quan trọng mà Hệ thống Y tế Medic muốn cung cấp cho các thai phụ giúp thi phụ thêm hiểu biết và sự cần thiết khi siêu âm thai trong những mốc quan trọng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0915.13.15.15 để được tư vấn và đặt lịch khám nhé!