Bệnh bạch hầu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa

Bệnh bạch hầu ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Vậy khi trẻ em mắc bệnh bạch hầu sẽ có triệu chứng như thế nào? Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả là gì? Cùng Hệ thống Y tế Medic tìm hiểu về bệnh bạch hầu ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

Bệnh bạch hầu ở trẻ em là gì?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh thường lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Bạch hầu có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh.

Bệnh bạch hầu ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Khi mắc bệnh, trẻ xuất hiện giả mạc dày, có màu trắng ngà, bám chặt ở khu vực mũi, vòm họng, hầu họng, thanh quản, tuyến hạnh nhân,… Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể của trẻ như da, niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục,… Trẻ có nguy cơ mắc bệnh khá cao, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi do hệ miễn dịch lúc này chưa hoàn chỉnh. Do đó, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa cho bé bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Ở Việt Nam, việc đưa vaccine bạch hầu vào chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ nên tỷ lệ mắc bệnh giảm đáng kể. Mặc dù vậy, bệnh có tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát và lây lan tại một số địa phương. Chính vì vậy, thực hiện tiêm chủng phòng ngừa đúng lịch cho bé giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu ở trẻ em

Nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch hầu ở trẻ cũng như người lớn là vi khuẩn bạch hầu, câu trực khuẩn gram dương. Khi nhìn qua kính hiển vi, chúng có hình dạng giống dùi trống, không di động, không có vỏ và không tạo nha bào.

Vi khuẩn trong điều kiện thiếu ánh sáng có thể tồn tại tới 6 tháng và tồn tại lâu trên đồ chơi, vật dụng của trẻ. Ở nhiệt độ 58oC, vi khuẩn có thể chết trong vòng 10 phút. Dưới ánh sáng mặt trời có thể sống sót trong vài giờ. Đặc biệt, vi khuẩn bạch hầu phát triển mạnh mẽ trong môi trường có máu và huyết thanh.

Trong vi khuẩn bạch hầu có virus mang độc tố có khả năng sản sinh và tiết ngoại độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Có thể hiểu rằng, nếu vi khuẩn không tiết độc tố thì chỉ có thể gây nhiễm trùng mũi họng mà không tạo giả mạc và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng đặc trưng của bệnh bạch hầu ở trẻ em

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh

Bệnh bạch hầu thường có những triệu chứng đặc trưng dù ở trẻ nhỏ hay người lớn. Một số dấu hiệu của bệnh bạch hầu có thể kể đến như:

  • Sốt nhẹ, đau họng, khàn tiếng.
  • Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc ở hai bên thành họng, có màu trắng xám ngà. ỉa mạc dai, bám chặt vào thành họng, gây chảy máu.
  • Trẻ mắc bệnh thường có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, bỏ bú.
  • Khó thở, thở nhanh, trẻ có thể dừng bú để thở.
  • Khi bệnh trở nặng, sẽ xuất hiện tình trạng sưng hạch to ở cổ, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt,…

Bạch hầu thanh quản là bệnh thể nặng ở trẻ em, có những biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố.

Những biến chứng trẻ có thể gặp khi mắc bệnh bạch hầu

Một số biến chứng mà trẻ có thể gặp khi mắc bệnh hầu nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách:

  • Tắc nghẽn đường hô hấp
  • Viêm cơ tim
  • Gây tổn thương hệ thần kinh
  • Viêm phổi
  • Suy tim
  • Tử vong

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu ở trẻ em

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ thường thăm khám những biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng. Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh bạch hầu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác đó có phải là bạch hầu hay không.

Xét nghiệm vi sinh là phương pháp chẩn đoán bệnh bạch hầu thường được bác sĩ chỉ định đối với đối tượng nghi ngờ mắc bệnh. Thông qua việc soi mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi, kỹ thuật viên nếu phát hiện được vi khuẩn bạch hầu thì xác định chính xác người bệnh đã dương tính với bạch hầu, hoặc ngược lại.

Ngoài ra, có thể thực hiện phương pháp phân lập vi khuẩn trong môi trường đặc hiệu. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian để nhận được kết quả. Do đó, khi có triệu chứng, cha mẹ cần cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp và kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh

Một số phương pháp thường được áp dụng trong việc điều trị bệnh bạch hầu như:

  • Dùng huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
  • Dùng kháng sinh.
  • Các điều trị khác: Hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn,….

Bệnh bạch hầu hiện này có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển của bệnh vẫn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim, thận, hệ thần kinh,… Chính vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến điều trị tại các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để nhanh chóng phục hồi và giảm thiểu tối đa xảy ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Chăm sóc trẻ bị bệnh bạch hầu

Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc để trẻ nhanh chóng phục hồi và tránh xảy ra những biến chứng như:

  • Cho trẻ nghỉ ngơi: Trẻ cần nghỉ ngơi và cách ly trong khoảng 2-3 tuần. Đây là việc quan trọng, đặc biệt trong trường hợp trẻ có biến chứng viêm cơ tim.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh răng miệng, tai mũi họng mắt đúng cách. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ giúp giảm những triệu chứng bệnh lan rộng.
  • Chế độ sinh dưỡng: Nên cho trẻ ăn đồ ăn nhuyễn, sệt để tránh nguy cơ sặc. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Trong trường hợp bệnh nặng cân ăn qua ống thông dạ dày và truyền dịch ưu trương.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu hiệu quả

Bạch hầu là căn bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp có thể dễ dàng lây lan rộng rãi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng vì không chỉ có thể chữa khỏi hoàn toàn mà còn phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine.

Vaccine bạch hầu thường được kết hợp với các loại vaccine khác như uốn ván, ho gà, viêm gan B,… Hiện nay, có nhiều loại vaccine có thành phần kháng nguyên bạch hầu như:

  • Vaccine 6 in 1: Ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi do Haemophilus Influenzae tuýp b (Infanrix Hexa, Hexaxim).
  • Vaccine 5 in 1: Phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ (Infanrix IPV/Hib).
  • Vaccine 4 in 1: Ngừa bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván (Tetraxim).
  • Vaccine 3 in 1: Giúp phòng ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà (Adacel, Boostrix, DPT).

Hiện nay, vaccine phòng ngừa bạch hầu được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ. Do đó, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế dự phòng địa phương, bệnh viện, các cơ sở y tế có dịch vụ tiêm chủng để tiêm phòng ngừa bệnh.

Tiêm phòng ngừa vaccine bạch hầu là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, sau khi tiêm, trẻ có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: Sốt nhẹ, quấy khóc, buồn ngủ, đau ở vị trí tiêm,… Vaccine ít gây ra biến chứng nghiêm trọng ở trẻ, có một số trường hợp gặp tình trạng phản ứng dị ứng, co giật hoặc sốc,… Nên sau khi tiêm, cha mẹ nên theo dõi trẻ tối thiểu 30 phút tại trung tâm tiêm chủng để phản ứng với các biến chứng có thể xảy ra kịp thời.

Một số lưu ý khi khi tiêm vaccine bạch hầu:

  • Không tiêm đối với trẻ bị động kinh hoặc một số bệnh lý thần kinh khác.
  • Cần tiêm nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch vì có thể mất dần theo thời gian.
  • Trẻ tiêm chủng trước 7 tuổi được khuyến cáo tiêm mũi nhắc lại đầu tiên vào khoảng 11-12 tuổi. Lần tiên tiếp theo được khuyến nghị vào 10 năm sau và tiếp tục lặp lại sau 10 năm. Cần tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu trong ổ dịch, khu vực thường xuyên xuất hiện bệnh bạch hầu.
  • Mũi vaccine nhắc lại bạch hầu thường được kết hợp với vaccine uốn ván, có thể được tiêm vào bắp tay hoặc đùi.

Vệ sinh công nghiệp

Là đơn vị có thâm niên trong ngành vệ sinh công nghiệp, chúng tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi thi công dịch vụ, với nhưng kinh nghiệm đó giúp chúng tôi rút ngắn được thời gian thi công cũng như công đoạn vì vậy giá thành luôn được đảm bảo tốt nhất.