Có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu?

Khoảng 90% phụ nữ mang thai cho rằng họ đều cảm thấy nôn và buồn nôn trong những tháng đầu thai kỳ. Và khoảng hơn 1 nửa số này sẽ giảm dần triệu chứng khi bước vào tuần thứ 14, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp bà bầu nôn và buồn nôn tới tận lúc dự sinh. Để giảm cảm giác nôn nghén này nhiều vấn đề đã được đặt ra, trong đó có câu hỏi, có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu?

1. Nguyên nhân bà bầu ốm nghén khi mang thai

Với sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể nên khi mang thai nhiều bà bầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Tùy vào tình trạng cơ thể mà mỗi người sẽ có những triệu chứng và mức độ ốm nghén khác nhau.

Với những người ốm nghén ở mức độ nhẹ, họ chỉ có cảm giác buồn nôn và nôn thường xuất hiện vào một thời điểm trong ngày. Khi ốm nghén bà bầu sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc ăn vào nôn ra hết hay không ăn được vài món có mùi và vị nặng. Ở mức độ nhẹ các mẹ vẫn có thể ăn uống được và không có gì đáng lo ngại. Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ hết trong khoảng 2-3 tháng đầu mang thai.

Tình trạng ốm nghén nặng xảy ra ít hơn ở một số trường hợp. Tình trạng ốm nghén nặng khiến các mẹ không ăn được gì, nôn liên tục trong ngày, giảm cân thai kỳ, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt. Nhiều mẹ bầu phải đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe nếu tình trạng ốm nghén nghiêm trọng khiến chị em không ăn uống được. May mắn là tình trạng ốm nghén chỉ xảy ra ở số ít phụ nữ, khoảng 1% phụ nữ mang thai.

2. Cách giảm nôn nghén ở phụ nữ không cần dùng thuốc

Dùng thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai gần như là biện pháp cuối cùng, vì mặc dù hiện nay có nhiều loại thuốc vẫn được kê cho phụ nữ có thai nhưng điều này vẫn nên được cân nhắc nếu còn những biện pháp giảm nôn nghén khác.

Một vài cách giảm ốm nghén khi mang thai hiệu quả mà bạn có thể tham khảo như:

  • Dùng gừng

Từ xa xưa gừng được biết đến là cách giảm nôn nghén hiệu quả. Các chuyên gia đánh giá 1,000mg bột gừng tương đương với 10mg metoclopramid giúp chống nôn vô cùng tốt. Không những thế gừng còn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bà bé.

Theo đó bạn có thể uống trà gừng tươi hoặc ăn kẹo gừng, mứt gừng khi buồn nôn.

  • Súc miệng nhiều lần trong ngày

Một cách đơn giản hơn mà bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào chính là nhổ nước bọt và tăng cường súc miệng thường xuyên. Cách này cũng với mục đích là giảm những cơn buồn nôn đến một cách bất ngờ.

  • Ăn làm nhiều bữa trong ngày

Chán ăn, ăn không ngon miệng là tình trạng chung của những mẹ bầu đang ốm nghén. Tuy nhiên, chế độ ăn uống trong giai đoạn này vốn rất quan trọng cho sự phát triển của bào thai nên mẹ hãy cố gắng ăn bằng cách chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi bữa mẹ hãy ăn từ từ và chút một để cảm nhận vị ngon của thức ăn cũng như tránh tình trạng ăn vào rồi nôn hết ra.

  • Uống nhiều nước hơn

Trong thời gian mang bầu mẹ hãy tránh xa các loại nước có ga, nước ngọt, nước đóng chai mà thay vào đó nên bổ sung nước lọc, nước trái cây tốt cho sức khỏe. Uống nước giữa các bữa ăn cũng là cách giúp mẹ giảm cảm giác buồn nôn vô cùng hiệu quả.

Bên cạnh đó mẹ hãy lưu ý tăng cường ăn trái cây, rau củ tươi, tránh xa các loại thức ăn cay nóng, nặng mùi, việc sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng ốm nghén càng trở nặng hơn.

Đây được coi là những mẹo chữa ốm nghén đơn giản, hiệu quả mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể áp dụng cho trường hợp ốm nghén nhẹ. Ngược lại nếu mẹ bị ốm nghén nặng hoặc đã áp dụng những cách trên nhưng không mấy khả quan, có thể tham khảo cách dùng thuốc chống nôn cho bà bầu.

3. Phương pháp dùng thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai

Xưa nay việc dùng thuốc không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Mặc dù ngày nay nhiều loại thuốc đã được kê đơn cho bà bầu nhưng để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, kể cả thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai.

Một số loại thuốc chống nôn cho phụ nữ có thai bạn có thể tham khảo như:

  • Vitamin B6: Vitamin B6 được khuyên dùng cho phụ nữ có thai với mục đích giảm thiểu những cơn ốm nghén. Hiển nhiên vitamin B6 không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, vì thế bạn có thể an tâm sử dụng. Liều lượng dùng vitamin B6 trong thời gian mang bầu là khoảng 15mg mỗi ngày.
  • Thuốc chống nôn Domperidon: Domperidon có tác dụng chính giúp kích thích nhu động ruột của ống tiêu hoá làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Thuốc Domperidon được đánh giá là không gây dị tật thai nhi, tuy nhiên trước khi quyết định bạn có dùng thuốc này hay không bác sĩ cũng cần kiểm tra và đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác.
  • Thuốc chống nôn Metoclopramid: Metoclopramid khi vào trong cơ thể chúng hoạt động với cơ chế làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên dạ dày, mục đích giúp cho dạ dày rỗng để giảm được sự trào ngược từ dạ dày, tá tràng lên thực quản. Từ đó làm giảm đáng kể những cơn buồn nôn ở phụ nữ có thai. Tuy nhiên cũng như Domperidon, thuốc này cần được cân nhắc rất kỹ trước khi dùng.
  • Bổ sung Thiamine: Khi nôn kéo dài khả năng cao thai phụ có thể có nguy cơ thiếu hụt thiamine. Trong trường hợp này bà bầu nên được khuyên bổ sung thiamine với điều lượng 100mg mỗi ngày.

Trên đây là những thông tin tham khảo về việc có nên dùng thuốc chống nôn cho bà bầu, hy vọng sẽ mang đến cho mẹ bầu những gợi ý hay để có một thai kỳ luôn mạnh khỏe.

Vệ sinh công nghiệp

Là đơn vị có thâm niên trong ngành vệ sinh công nghiệp, chúng tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi thi công dịch vụ, với nhưng kinh nghiệm đó giúp chúng tôi rút ngắn được thời gian thi công cũng như công đoạn vì vậy giá thành luôn được đảm bảo tốt nhất.